Hệ thống Quản lý Tòa nhà BMS? Tính năng, cấu trúc, lợi ích
Cập nhật: 2024-09-10 15:20:40
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS giống như một "bộ não" điều khiển toàn bộ hoạt động của một tòa nhà, giúp tiết kiệm năng lượng, tăng tuổi thọ thiết bị và nâng cao chất lượng sống. Hệ thống này là phầm mềm được các chủ đầu tư, ban quản trị tòa nhà sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống BMS không? Hãy cùng Office Saigon tìm hiểu nhé!
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
BMS (Building Management System) là một hệ thống thông minh được sử dụng để giám sát và điều khiển các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà như: HVAC, điện, nước, điều hòa, thông gió, an ninh, phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thang máy. Nhờ BMS các hệ thống hoạt động một cách tự động, đồng bộ và hiệu quả.
BMS còn là hệ thống tự động hóa tòa nhà hoặc hệ thống quản lý bảo trì. Hệ thống này thu thập dữ liệu từ khắp tòa nhà và phân tích để phát hiện các bất thường. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hệ thống BMS sẽ tự động gửi cảnh báo đến người quản lý, giúp chủ động ngăn ngừa và xử lý các sự cố kỹ thuật.
Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của từng tòa nhà, phần mềm BMS có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp với các hệ thống khác. Các hệ thống BMS hiện đại có khả năng quản lý đồng bộ nhiều dịch vụ trên nhiều nền tảng và giao thức khác nhau. Nhờ đó, người quản lý có thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của tòa nhà một cách chi tiết và hiệu quả.
Tính năng của hệ thống BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là một công nghệ quản lý tiên tiến được thiết kế để tối ưu hóa hoạt động của các tòa nhà. Dưới đây là một số tính năng chính của BMS:
- Cung cấp một nền tảng điều khiển thống nhất để quản lý và giám sát các hệ thống khác nhau trong tòa nhà
- Tổng hợp và báo cáo thông tin
- Xác định các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra cảnh báo để bảo trì kịp thời
- Lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin về tòa nhà, hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập kế hoạch
- Theo dõi các thông số kỹ thuật, chất lượng không khí, môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho người dùng
- Tích hợp với nhiều loại thiết bị và phần mềm khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của tòa nhà, từ nhỏ đến lớn
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS hoạt động như thế nào?
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS hoạt động dựa trên việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu từ các cảm biến thông minh được lắp đặt khắp tòa nhà. Dữ liệu này bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí, tình trạng hoạt động của thiết bị và nhiều thông số khác.
Hệ thống BMS sẽ so sánh dữ liệu thu thập được với các giá trị cài đặt trước để phát hiện bất kỳ sự sai lệch nào. Khi phát hiện các điều kiện bất thường, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo đến người quản lý hoặc thực hiện các hành động điều chỉnh cần thiết.
Ví dụ: Nếu nhiệt độ trong một phòng máy chủ tăng quá cao, BMS sẽ kích hoạt hệ thống điều hòa để làm mát và gửi cảnh báo đến nhân viên kỹ thuật.
BMS điều khiển và giám sát hệ thống thiết bị nào trong tòa nhà?
Hệ thống BMS kết nối và quản lý nhiều hệ thống khác nhau trong tòa nhà, bao gồm:
- Hệ thống điện: Điều khiển nguồn điện, giám sát mức tiêu thụ điện năng, phá triện dự phòng, phát hiện sự cố về điện
- Hệ thống nước: Quản lý hệ thống cấp thoát nước, phát hiện rò rỉ nước.
- Hệ thống HVAC: Điều hòa không khí, thông gió, sưởi ấm.
- Hệ thống chiếu sáng: Điều khiển cường độ ánh sáng, tự động bật/tắt đèn.
- Hệ thống an ninh: kiểm soát ra vào, giám sát video, báo động.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Phát hiện cháy, kích hoạt báo động và hệ thống chữa cháy.
- Thang máy: Điều khiển hoạt động của thang máy, theo dõi tình trạng hoạt động, phát hiện sự cố.
- Hệ thống năng lượng: Quản lý tiêu thụ và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
- Hệ thống tự động hóa: Tự động hóa các quy trình và chức năng khác
Cấu trúc thành phần của Hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS thường bao gồm phần cứng là các cảm biến, bộ điều khiển, mô-đun I/O, và các thiết bị mạng. Phần mềm là máy chủ trung tâm điều khiển, và các ứng dụng quản lý dữ liệu.
Cảm biến (Sensors)
- Nhiệt độ: Đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt.
- Độ ẩm: Đo độ ẩm tương đối của không khí.
- Ánh sáng: Đo cường độ ánh sáng.
- Chất lượng không khí: Đo các chỉ số như CO2, độ bụi.
- Chuyển động: Phát hiện sự chuyển động của người hoặc vật thể.
- Rò rỉ: Phát hiện rò rỉ nước, khí gas.
- Khói: Phát hiện khói để báo cháy.
Nhiệm vụ thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng không khí, chuyển động, rò rỉ và khói.
Bộ điều khiển (Controllers)
- Bộ điều khiển logic khả trình (PLC): Điều khiển các thiết bị đầu cuối như van, bơm, động cơ.
- Bộ điều khiển nhiệt độ (Thermostat): Điều chỉnh nhiệt độ trong các khu vực khác nhau.
- Bộ điều khiển ánh sáng: Điều chỉnh cường độ và màu sắc ánh sáng.
Nhiệm vụ điều khiển các thiết bị như van, bơm, động cơ, thang máy dựa trên dữ liệu từ cảm biến.
Thiết bị đầu cuối (Actuators)
- Van: Điều khiển lưu lượng nước, khí.
- Bơm: Tạo áp lực cho hệ thống.
- Động cơ: Điều khiển các thiết bị cơ khí như cửa, rèm.
- Đèn: Cung cấp ánh sáng.
Nhiệm vụ thực hiện các hành động như mở van, bật bơm, điều khiển đèn.
Hệ thống mạng
- Cáp: Kết nối các thiết bị trong hệ thống.
- Giao thức mạng: BACnet, Modbus, LonWorks...
- Cổng giao tiếp: Ethernet, RS-485...
Nhiệm vụ kết nối các thiết bị với nhau và truyền dữ liệu.
Phần mềm
- Giao diện người dùng (HMI): Cho phép người dùng tương tác và giám sát hệ thống.
- Phần mềm điều khiển: Lập trình và điều khiển các thiết bị.
- Phần mềm giám sát: Theo dõi và thu thập dữ liệu.
- Phần mềm báo cáo: Tạo các báo cáo về hiệu suất của hệ thống.
Nhiệm vụ quản lý hệ thống, giao tiếp với người dùng và tạo báo cáo.
Máy chủ (Server)
- Lưu trữ dữ liệu: Lưu trữ các thông tin thu thập được từ các cảm biến.
- Xử lý dữ liệu: Phân tích và xử lý dữ liệu để đưa ra quyết định.
- Mạng: Kết nối với các thiết bị khác trong hệ thống.
Tuy nhiên, việc lựa chọn và lắp đặt Hệ thống BMS đòi hỏi sự phù hợp cao với cấu trúc và đặc điểm riêng biệt của từng tòa nhà. Từ việc lựa chọn thiết bị phần cứng, phần mềm cho đến quá trình triển khai, đều cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Chỉ khi đó, Hệ thống BMS mới hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Sơ đồ cấu trúc Hệ thống BMS điển hình
Cấu trúc của Hệ thống BMS gồm 4 phần: phần mềm điều khiển trung tâm, thiết bị cấp quản lý, bộ điều khiển cấp trường, cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS thông minh
Hệ thống BMS có các tính năng hữu ích như:
- Đơn giản hóa các khâu vận hành giúp người dùng giảm thiểu các công việc phải lặp đi lặp lại
- Cảnh báo, giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra
- Tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động của tòa nhà giúp quá trình quản lý, vận hành đơn giản hơn
- Tiết kiệm năng lượng, giảm tác động tiêu cực đến môi trường
- Cảm biến và tự đều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phù hợp tạo môi trường làm việc thoải mái
Tính ứng dụng của hệ thống BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là giải pháp không thể thiếu trong việc vận hành và quản lý các tòa nhà hiện đại. Hiện nay, BMS đã ước dụng rộng rãi tại các tòa nhà văn phòng, chung cư, khách sạn, bệnh viên, trung tâm thương mại, nhà máy,...
Đặc biệt trong lĩnh vực cho thuê văn phòng - lĩnh vực mà Office Saigon đang hoạt động - BMS là tiện ích văn phòng tiên tiến mang lại hiệu quả cao, sự thuận tiện cho nhiều khách thuê văn phòng.
Dưới đây là 8 văn phòng cho thuê tại TPHCM áp dụng Hệ thống quản lý tòa nhà BMS:
1. Tòa nhà Bitexco Financial Tower: là một trong những tòa nhà biểu tượng của TPHCM, được trang bị Hệ thống BMS hiện đại để quản lý các hệ thống kỹ thuật phức tạp.
2. Tòa nhà Friendship Tower: là cao ốc văn phòng hạng A được giới chuyên môn và các doanh nghiệp đánh giá cao, áp dụng Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (BMS).
3. Tòa nhà The Nexus: là tòa nhà văn phòng hạng A nằm tại quan tâm quận 1, được đánh giá vì cơ sở hạ tầng hiện đại và dịch vụ quản lý chuyên nghiệp.
4. The Waterfront Saigon điều hành tòa nhà bằng Hệ thống BMS, văn phòng hạng A nổi bật nhất trên trục đường chính Tôn Đức Thắng.
5. Tòa nhà The Hallmark được trang bị các công nghệ hiện đại, bao gồm cả Hệ thống BMS.
6. Tòa nhà Marina Central Tower: một tòa nhà phức hợp văn phòng cho thuê Quận 1 và trung tâm thương sang trọng.
7. Tòa nhà cho thuê Pearl 5 Tower: cao ốc văn phòng hạng A quận 3 nằm ở khu đất đắt giá trên đường Lê Quý Đôn
8. Tòa nhà Etown 6: Tòa văn phòng hạng A đạt tiêu chuẩn LEED Platinum đầu tiên tại cụm văn phòng cho thuê quận Tân Bình.
Kết luận
Hệ thống BMS không chỉ đơn thuần là một công nghệ, mà còn là tương lai của các tòa nhà hiện đại. Với khả năng tự động hóa, tối ưu hóa và quản lý hiệu quả các hệ thống kỹ thuật, BMS mang đến nhiều lợi ích cho cả chủ tòa nhà và người đi thuê.
Office Saigon hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Hệ thống BMS. Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian làm việc được trang bị Hệ thống BMS hiện đại tại TPHCM, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và tìm được văn phòng phù hợp nhất.
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Quý Khách cần tìm hiểu thuê văn phòng?
Vui lòng để thông tin lại form bên dưới, nhân viên Office Saigon hỗ trợ ngay. Hoặc gọi vào số 0987110011 Chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí mọi thông tin.
Đánh giá