7 nguyên nhân gây ra căn bệnh trì hoãn và cách chữa trị hiệu quả
7 NGUYÊN NHÂN GÂY RA CĂN BỆNH TRÌ HOÃN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ
1. Dấu hiệu của bệnh trì hoãn
Một nhân viên khi lỡ dính phải căn bệnh trì hoãn, thường có những dấu hiệu sau:
- Sếp giao việc gì hay đồng nghiệp nhờ làm gì cũng ừ, nhưng không bao giờ làm liền mà cứ để từ từ dù lúc đó có rảnh hay không.
- Dành phần lớn thời gian để nghĩ ngợi những vấn đề trên trời dưới đất.
- Bắt đầu giải quyết vấn đề khi “nước đã ngập tới cổ”, và thường hoàn thành công việc một cách sơ sài.
2. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trì hoãn
Có nhiều lý do biện minh cho thói quen trì hoãn, nhưng chủ yếu thường được bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Sự lười biếng và nuông chiều bản thân: đây chính là nguyên nhân đầu tiên hình thành nên thói quen trì hoãn, khi bạn lười biếng, bạn sẵn sàng để mọi việc vào một thời điểm khác để thực hiện, và không có nhiều động lực để làm ngay.
- Không thật sự yêu thích công việc đang làm: khi bạn không thích làm một việc gì đó, bạn sẽ có xu hướng hình thành những luận điểm có vẻ thuyết phục để khỏi làm việc đó. Đây cũng chính là điều khiến nhiều người không nhận thức được tác hại của sự trì hoãn và không chịu khắc phục nhược điểm này.
- Cảm thấy công việc không cần giải quyết khẩn cấp: một trong những yếu tố khiến chúng ta hành động chính là tính khẩn cấp, cần thiết của vấn đề. Nếu bạn cảm thấy công việc mà bạn cần giải quyết không thật sự khẩn cấp cho thời điểm hiện tại, bạn sẽ dễ dàng để chúng vào danh sách các công việc trì hoãn.
- Cảm thấy công việc quá dễ hoặc quá khó: điều gì quá dễ dàng vô hình chung cũng bị trì hoãn do tính chủ quan của mỗi người. Mặt khác, công việc khó khăn cũng có xu hướng bị trì hoãn nhiều, do chúng ta “ngại” giải quyết vấn đề.
- Không biết bắt đầu công việc từ đâu: hầu hết chúng ta khi có ý định thực hiện những kế hoạch – công việc mang tính chất dài hạn, lại thường gặp rào cản bởi những câu hỏi “như thế nào? Ra sao? Ở đâu? Mình có làm được không?” Loanh quanh tìm cách giải đáp, cuối cùng câu trả lời thì chưa tìm ra và kế hoạch thì vẫn nằm chỏng chơ trên giấy.
- Ảnh hưởng từ những người xung quanh: sự trì hoãn từ phía người khác, nhất là người thân, bạn bè, đám đông…khiến bạn có xu hướng gây ra sự trì hoãn cho chính mình.
- Cơ chế, thói quen làm việc của não bộ: Thông thường, não bộ sẽ có cơ chế hoạt động tiết kiệm năng lượng. Có nghĩa là não bộ sẽ lựa chọn những công việc dễ để làm trước, đến khi xử lý những việc khó khăn hơn thì nguồn năng lượng sẽ không còn nhiều, dễ gây ra tình trạng bỏ cuộc.
3. Tác hại do căn bệnh trì hoãn gây ra
Khi thói quen trì hoãn bắt đầu hình thành sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường: công việc của bạn sẽ không trôi chảy, sẽ trì trệ, dẫn đến cuộc sống khó đạt thành công. Dần dần, bạn sẽ hình thành sựu thụ động và cảm thấy khó đạt được những mong muốn dự định, dẫn đến những suy nghĩ mang hướng tiêu cực.
4. Hướng giải quyết dứt điểm căn bệnh trì hoãn
Căn bệnh trì hoãn hình thành từ những thói quen hằng ngày, cho nên việc khắc phục là hoàn toàn có thể. Bạn cần đặt ra mục tiêu những thói quen tốt từ dễ đến khó, ví dụ như việc dậy sớm, luyện tập thể dục thể thao, cho đến những thói quen trong công việc. Lập cho mình một check list công việc từ dễ đến khó, từ quan trọng đến không quan trọng để kiểm soát những công việc mình đã thực hiện.
Bạn cũng nên học cách sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả hơn, cần phân bố thời gian và năng lượng giải quyết công việc hợp lý.
Theo một nghiên cứu khoa học về thói quen, việc gì lặp đi lặp lại liên tục trong 21 ngày thì bộ não sẽ hình thành được một thói quen mới. Khi đã là thói quen rồi, ta làm việc đó rất tự nhiên, nhẹ nhàng. Từ những thói quen nhỏ này sẽ hình thành tính cách cho tất cả những việc mình làm trong cuộc sống, cái gì làm được nên giải quyết liền.
Nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh "trì hoãn", hãy nhanh chóng thiết lập lại cuộc sống của mình, thay đổi thói quen, có vậy mới nhanh chóng được sống một cuộc đời bình thường, thay vì ì ạch tụt lại phía sau.
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email: info@officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/ky-gui.html
Bài viết liên quan
-
Ba tuyến đường gần cầu Thủ Thiêm 2 chuyển thành đường một chiều
-
10 điểm đến du lịch 30/4 và 1/5 hấp dẫn dọc 3 miền
-
Top 5 bộ môn vận động thú vị dành cho dân công sở dịp cuối tuần.
-
Insight là gì? Làm gì để xác định insight của khách hàng
-
Các bước để người lao động là F0 nhận tiền BHXH.
-
Xu hướng ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR trong kinh doanh
-
Top 10 nhà hàng sang trọng để gặp đối tác tại Quận 1
-
10 Địa điểm du Xuân thú vị bậc nhất ở TPHCM
-
Hậu COVID-19 và cách chăm sóc sức khỏe cho người từng nhiễm Covid
-
Tết này nên tặng gì cho đối tác, khách hàng, gia đình và bạn bè?
-
4 lễ cúng quan trọng trong Tháng Chạp của người Việt
-
7 Địa điểm "staycation" gần Sài Gòn nên đến trong kỳ nghĩ lễ
-
Top 10+ địa điểm vui chơi lý tưởng đêm Noel
-
Bật mí 5 cách duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
-
50 lời hay ý đẹp chúc mừng thầy cô ngày vào 20/11
-
7 Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm đúng nghề
-
Gợi ý quà tặng tri ân thầy cô trong ngày 20/11
-
Ngành thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục bùng nổ hậu COVID -19
-
Mẹo hay bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa
-
50 lời chúc 20/10 hay nhất dành cho phái đẹp
-
Hậu Covid-19 - Thích nghi với "Bình thường mới" như thế nào?
-
Những ngành nghề nào dễ phát triển sau dịch Covid-19?
-
Doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại sau đại dịch Covid-19?
-
5 kênh Podcast truyền cảm hứng sống chất lượng
-
Mua thực phẩm hợp lý và tiết kiệm trong mùa dịch
-
Hướng dẫn cách tự lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại nhà
-
Dùng thuốc hạ sốt đúng cách sau tiêm vắc- xin phòng Covid-19
-
Vùng xanh - đỏ - cam là gì? Nhà bạn thuộc vùng nào?
-
Đối tượng nào được ra đường trong thời gian giãn cách xã hội?
-
Biến thể Delta của Sars-cov-2 đáng sợ như thế nào?
-
Người đã được chữa khỏi Covid-19 có nên tiêm vaccine?
-
Tổng hợp kiến thức cần biết về thuốc uống điều trị Covid-19
-
Bật mí 7 công việc kiếm tiền mùa dịch dành cho dân văn phòng
-
Những thứ không thể thiếu trong tủ thuốc mùa dịch
-
Uống gì để tăng cường sức đề kháng chống Covid-19?
-
Làm gì để luôn tích cực trong thời gian giãn cách?
-
F1 và F0 cách ly tại nhà cần chú ý điều gì?
-
Chanh - Sả - Gừng có phải là nước uống thần dược ngừa Covid-19?
-
Mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu trong mùa dịch
-
Hướng dẫn đầy đủ cách ứng phó dịch Covid-19 dành cho doanh nghiệp
-
TPHCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 09/07/2021
-
Dịch covid-19 ở Tp.HCM có thể được kiểm soát vào cuối tháng 8/2021?
-
Những điều quan trọng cần biết về Vac-xin COVID-19
-
Bí kíp để tỉnh táo làm việc sau khi thức đêm xem bóng đá
-
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND của TPHCM về việc giãn cách xã hội
-
Chuẩn bị những gì nếu không may bị cách ly?
-
Lịch thi đấu 51 trận đấu tại vòng chung kết EURO 2020
-
Tiêu chuẩn không khí văn phòng với sức khỏe người lao động
-
Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay nên đi chơi ở đâu?
-
Top 5 quán cà phê view đẹp trên đường Trường Sa - Hoàng Sa