Bảo trì tòa nhà là gì? Bảo trì tòa nhà bao lâu một lần?

Cập nhật: 2024-12-12 12:14:11

4.9/5 - 2 Bình chọn - 54 Lượt xem

Bạn có biết rằng việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống trong tòa nhà có thể giúp kéo dài tuổi thọ của công trình và tiết kiệm chi phí vận hành không?

bao tri toa nha

Vậy bảo trì tòa nhà là gì? tần suất bao lâu thực hiện một lần và quy trình cụ thể ra sao? Hãy cùng Office Saigon tìm hiểu.

NỘI DUNG: Thu gọn

Bảo trì tòa nhà là gì?

Bảo trì tòa nhà là việc sửa chữa hư hỏng và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn, kéo dài tuổi thọ của công trình, và đảm câu môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Công việc bảo trì tòa nhà bao gồm các hoạt động như kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện, nước, điều hòa, thang máy, mái nhà, tường, sàn,...

Mục đích của việc bảo trì là duy trì và nâng cao chất lượng tòa nhà. Qua việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ, Chủ đầu tư có thể phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và cấu trúc, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, thoải mái. Nhờ đó, giá trị của tòa nhà cũng được nâng cao.

Bảo trì tòa nhà là gì?
Bảo trì tòa nhà là gì?

Bảo trì tòa nhà bao lâu một lần?

Thông thường, tần suất bảo trì tòa nhà được thực hiện định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Tuy nhiên, tùy vào từng loại công trình và hạng mục bảo trì mà thời gian bảo trì sẽ khác nhau.

Dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, Office Saigon gợi ý bảng tần suất bảo trì chi tiết cho các hạng mục trong tòa nhà văn phòng sau đây.

Tần suất bảo trì tòa nhà văn phòng theo các hạng mục
Hạng Mục Tần suất bảo trì gợi ý
Hệ thống điện Kiểm tra định kỳ 3-6 tháng,
bảo dưỡng lớn 1 năm/lần.
Hệ thống nước Kiểm tra định kỳ 3 tháng,
bảo dưỡng lớn 6 tháng/lần.
Hệ thống điều hòa Vệ sinh lọc không khí hàng tháng,
bảo dưỡng lớn 6-12 tháng/lần.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy Kiểm tra định kỳ 3 tháng,
bảo dưỡng lớn 6 tháng/lần.
Hệ thống thang máy Kiểm tra định kỳ hàng tháng,
bảo dưỡng lớn 6 tháng/lần.
Hệ thống thông gió Vệ sinh lọc không khí hàng tháng,
kiểm tra quạt thông gió 3 tháng/lần.
Đèn, quạt Kiểm tra định kỳ 3 tháng,
thay bóng đèn, sửa chữa khi cần.
Máy bơm, máy phát điện Kiểm tra dầu mỡ,
bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thiết bị văn phòng Kiểm tra định kỳ 6 tháng,
vệ sinh, sửa chữa khi cần.
Cửa, cửa sổ Kiểm tra định kỳ 6 tháng,
tra dầu mỡ, thay thế phụ kiện khi cần.
Sàn nhà, trần nhà, tường Kiểm tra định kỳ 6 tháng,
sơn sửa khi cần.

Bảng này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp Quý khách chủ động hơn trong việc bảo dưỡng tòa nhà, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, để có kế hoạch bảo trì phù hợp nhất cho tòa nhà của mình, các chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến công ty bào trì, bảo dưỡng.

Quy trình bảo trì tòa nhà chi tiết từng bước

Bảo trì tòa nhà văn phòng là một công việc thiết yếu để đảm bảo tòa nhà luôn hoạt động hiệu quả, an toàn và duy trì thẩm mỹ. Dưới đây là quy trình bảo trì chi tiết từng bước:

Bước 1: Lập danh sách máy móc và thiết bị cần bảo trì

Để bắt đầu quá trình bảo trì, chúng ta liệt kê tất cả thiết bị trong tòa nhà để lập kế hoạch bảo trì chi tiết.

Danh sách bảo trì thường bao gồm: hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang máy, hệ thống thông gió, đèn, quạt, máy bơm, máy phát điện, các thiết bị văn phòng, cửa, cửa sổ, sàn nhà, trần nhà, tường,... Sau đó, ghi phiếu lý lịch đối với từng loại thiết bị để theo dõi lịch sử bảo trì.

Lập danh sách máy móc và thiết bị cần bảo trì
Lập danh sách máy móc và thiết bị cần bảo trì

Bước 2: Kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị

Cụ thể, chúng ta cần kiểm tra xác định thiết bị đang gặp vấn đề, đồng thời lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị còn lại. Việc kiểm tra này sẽ giúp chúng ta biết được thiết bị nào cần sửa chữa ngay, đồng thời lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị còn lại.

Bước 3: Lên kế hoạch bảo trì chi tiết

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị, chúng ta sẽ lập một kế hoạch bảo trì cụ thể. Kế hoạch này sẽ bao gồm: liệt kê danh sách những việc cần làm, thời gian thực hiện, tầng suất, chi phí. Sau khi được chủ đầu tư duyệt qua kế hoạch, đơn vị bảo trì sẽ tiến hành hoạt động bảo trì theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Bước 4: Chuẩn bị công tác bảo trì

Sau khi đã có kế hoạch và chi phí, việc đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ và các thứ khác cần thiết. Trong trường hợp không có đủ nguồn lực, chủ đầu tư cần thuê dịch vụ bảo dưỡng bên ngoài.

Bước 5: Tiến hành bảo trì tòa nhà theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả

Các kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa các thiết bị hư hỏng, bảo dưỡng các thiết bị khác theo đúng lịch trình đã định. Trong quá trình làm việc, phải đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Trong trường hợp cần thuê dịch vụ bên ngoài, phải giám sát và theo dõi chặt chẽ quy trình bảo trì để đảm bảo chất lượng, và đúng kế hoạch.

Sau khi hoàn thành công việc, kỹ thuật viên sẽ ghi lại kết quả vào sổ sách và lưu giữ các giấy tờ liên quan để làm bằng chứng.

Tiến hành bảo trì tòa nhà theo kế hoạch
Tiến hành bảo trì tòa nhà theo kế hoạch

Những hệ thống kỹ thuật cần bảo trì trong tòa nhà văn phòng

Trong tòa nhà văn phòng, có nhiều hệ thống kỹ thuật cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Dưới đây là những hệ thống kỹ thuật cần chú ý bảo trì:

Hệ thống điện

Các hoạt động bảo trì thường xuyên bao gồm kiểm tra tình trạng đường dây, ổ cắm, thiết bị điện, tủ điện, hệ thống chống sét. Đặc biệt cần chú ý đến các điểm nối, mối hàn, kiểm tra độ cách điện để phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn, tránh gây ra chập cháy, ngắn mạch.

Hệ thống cấp nước và thoát nước

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra đường ống, van, bơm, bể chứa, hệ thống xử lý nước thải. Cần chú ý kiểm tra các mối nối, vị trí dễ bị rò rỉ, tắc nghẽn để kịp thời sửa chữa, tránh gây ra ngập úng, ô nhiễm môi trường.

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Việc bảo trì hệ thống BMS bao gồm kiểm tra phần mềm, phần cứng, cảm biến, thiết bị ngoại vi. Cần cập nhật phần mềm thường xuyên, hiệu chỉnh các thông số để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

Hệ thống kỹ thuật thang máy, thang cuốn

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra dây cáp, motor, hệ thống điều khiển, cửa, đèn. Cần thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận cơ khí, điện, đảm bảo hoạt động trơn tru, an toàn.

Hệ thống máy phát điện

Việc bảo trì bao gồm kiểm tra bình ắc quy, dầu nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống điều khiển. Cần thực hiện tải thử định kỳ để đảm bảo máy phát điện hoạt động ổn định khi cần thiết.

Hệ thống điều hòa, thông gió

Các công việc bảo trì bao gồm vệ sinh lọc không khí, kiểm tra ống dẫn, gas, quạt gió, motor. Cần cân bằng hệ thống để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong các phòng.

Các hạng mục xây dựng, cơ sở vật chất

Các hạng mục xây dựng như sàn, tường, trần, mái, cửa, cửa sổ cần được kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các hư hỏng như nứt, bong tróc, thấm dột. Việc bảo trì định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của công trình và đảm bảo tính thẩm mỹ.

kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các hư hỏng
Kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các hư hỏng

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, đường ống chữa cháy. Cần kiểm tra áp suất bình chữa cháy, tình trạng hoạt động của các thiết bị báo cháy, đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động khi có sự cố.

Hệ thống an ninh, camera giám sát

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra camera, đầu ghi hình, hệ thống báo động. Cần kiểm tra chất lượng hình ảnh, hoạt động của cảm biến, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Hệ thống chiếu sáng

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra đèn, ballast, hệ thống điều khiển. Cần thay thế bóng đèn hỏng, vệ sinh đèn định kỳ.

Thay thế thiết bị hỏng
Thay thế thiết bị hỏng

Hệ thống thông báo khẩn cấp

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra loa, amply, micro, hệ thống điều khiển. Cần kiểm tra âm thanh, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Hệ thống mạng

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra router, switch, cable mạng, máy chủ. Cần cập nhật phần mềm, kiểm tra tốc độ truyền dẫn, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, tùy vào quy mô và cấu trúc của từng tòa nhà, danh sách các hệ thống kỹ thuật cần bảo trì sẽ có sự khác biệt. Việc xây dựng kế hoạch bảo trì chi tiết, tuân thủ quy trình một cách nghiêm ngặt không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị mà còn giảm thiểu chi phí sửa chữa, đảm bảo tòa nhà vận hành ổn định và an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Chi phí bảo trì tòa nhà tốn bao nhiêu?

Chi phí bảo trì tòa nhà không có mức giá cụ thể mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng tòa nhà: Quy mô tòa nhà càng lớn, càng nhiều hệ thống và thiết bị thì chi phí bảo trì càng cao; Tòa nhà cũ thường cần nhiều công việc bảo trì hơn so với tòa nhà mới; Tòa nhà nằm gần biển thì tuổi thọ công trình sẽ xuống cấp nhanh hơn; Thuê dịch vụ bảo trì chuyên nghiệp, chi phí cao hơn so với việc tự thực hiện,..
  • Hạng mục kỹ thuật cần bảo trì: Mỗi đợt bảo trì sẽ phụ vục cho từng hạng mục sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và tình trạng của tòa nhà mà chi phí bảo trì mỗi lần mỗi khác.

Do đó, để có được ước tính chi phí bảo trì tòa nhà chính xác nhất, bạn nên thuê chuyên gia bảo trì đến khảo sát, đánh giá và đưa ra báo giá chi tiết.

Chi phí bảo trì tòa nhà tốn bao nhiêu?  ​
Chi phí bảo trì tòa nhà tốn bao nhiêu?

Cách bảo trì tòa nhà văn phòng hiệu quả

Để bảo trì tòa nhà văn phòng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn đơn vị bảo trì uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
  • Lập kế hoạch bảo trì rõ ràng, cụ thể, bao gồm các nội dung cần bảo trì, tần suất bảo trì, phương pháp bảo trì và nguồn lực cần thiết.
  • Kiểm tra và đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động bảo trì.
  • Nâng cao ý thức của nhân viên về việc giữ gìn vệ sinh và bảo dưỡng tòa nhà.
  • Sử dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả bảo trì.
  • Thành lập đội ngũ bảo trì inhouse để kịp thời khắc phục lỗi và sự cố nhanh chóng.
Cách bảo trì tòa nhà văn phòng hiệu quả
Cách bảo trì tòa nhà văn phòng hiệu quả

Bảo trì tòa nhà giống như việc bảo dưỡng xe, nếu thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng, xe sẽ chạy tốt và bền hơn. Tương tự, việc bảo trì tòa nhà thường xuyên giúp tòa nhà luôn hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn cho mọi người và kéo dài tuổi thọ của công trình.

Dù không trực tiếp bảo trì tòa nhà, nhưng hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, từng khảo sát hơn 2000 tòa nhà văn phòng tại TPHCM, Office Saigon hiểu rõ tầm quan trọng của việc này. Mời bạn tìm hiểu thêm các bài viết về chủ đề bảo trì và quản lý tòa nhà của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 110938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn

Henry Nguyễn Office Saigon

Kinh nghiệm chuyên môn

Ông Henry Nguyen ( Nguyễn Thanh Trà) là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn văn phòng cho thuê với 15 năm kinh nghiệm làm việc, với các môi trường trong và ngoài nước như: JLL, CW, Savills, VNREAL.. Những kiến thức về chuyên môn của ông được tôi luyện suốt 15 năm này đã khẳng định ông là một trong những chuyên gia nắm vững thị trường, am hiểu sâu sắc các kiến thức chuyên môn cũng như thấu hiểu được mong muốn của khách hàng tìm thuê văn phòng.

Với 10 năm trực tiếp tư vấn, ông Henry Nguyen đã hỗ trợ 556 doanh nghiệp tìm được văn phòng với sự hài lòng tuyệt đối vì luôn đặt cái tâm vào mỗi việc ông làm.

Với 5 năm quản lý vận hành Office Saigon, đội ngũ chuyên viên tư vấn hiện tại 45 người được ông trực tiếp đào tạo đã hỗ trợ 6320 doanh nghiệp được được văn phòng khắp các quận tại TP.HCM. Đây cũng là đánh dấu sự thành công của ông trong việc truyền tải được kinh nghiệm và kiến thúc của mình cho đội ngũ kế thừa.

Câu nói truyền cảm hứng

"Làm việc mà chỉ nghĩ đến tiền, tâm bạn sẽ bất an. Làm việc mà nghĩ tới việc trao đi giá trị bạn sẽ có niềm vui trong công việc và có được rất nhiều tiền." - Henry Nguyen

Theo dõi

Facebook Linkedin Twitter