Phân biệt cách thức cho thuê và chuyển nhượng văn phòng

Cập nhật: 2023-09-13 22:34:58

4.9/5 - 3 Bình chọn - 12207 xem

Hoạt động thuê và cho thuê văn phòng là một trong những hoạt động phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều cần biết. Tuy nhiên, không chỉ có một hình thức Tuy nhiên, trong đó còn có nhiều trường hợp phát sinh khác như cho thuê lại văn phòng và chuyển nhượng văn phòng. Vậy cho thuê văn phòng, cho thuê lại văn phòng và chuyển nhượng văn phòng khác nhau như thế nào?

 

Phân biệt cho thuê văn phòng, cho thuê lại văn phòng và chuyển nhượng văn phòng

 

1. Cho thuê văn phòng là gì?


Cho thuê văn phòng, người cho thuê là chủ sở hữu, chủ đầu tư hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền và đối tượng cho thuê là tòa nhà văn phòng, hoặc một phần diện tích văn phòng trong tòa nhà. Về bản chất pháp lý: cho thuê văn phòng không chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tòa nhà, mà chỉ có quyền khai thác sử dụng.

 

Vì thế, nội dung trong hợp đồng thuê văn phòng chủ yếu đề cập đến điều khoản cam kết giữa bên cho thuê và bên thuê: nghĩa vụ của bên cho thuê là bảo đảm quyền khai thác sử dụng văn phòng thuận lợi cho bên thuê, và nghĩa vụ của bên thuê là bảo đảm thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng.

 

2. Cho thuê lại văn phòng là gì?

 

Còn cho thuê lại văn phòng là bên thuê cho người khác thuê lại quyền khai thác sử dụng một phần, hoặc toàn bộ phần diện tích văn phòng họ đã thuê với sự đồng ý của bên cho thuê (là chủ sở hữu tòa nhà). Khi đó, hợp đồng cho thuê văn phòng sẽ được ký kết giữa người thuê lại với bên thuê ban đầu chứ không phải chủ tòa nhà.

 

Ví dụ: Bên A là chủ sở hữu tòa nhà, Bên B là người thuê văn phòng. Bên B thuê văn phòng và ký hợp đồng thuê văn phòng với Bên A. Sau khi thuê văn phòng, bên B khai thác kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói, Bên C đến thuê văn phòng của bên B. Trường hợp này, bên C và bên B sẽ ký hợp đồng với nhau.

 

✍ Giải đáp thắc mắc chi tiết về vấn đề cho thuê lại diện tích văn phòng và tìm hiểu thêm doanh nghiệp có được cho thuê lại văn phòng khi không sử dụng hết diện tích?

 

Phân biệt cho thuê văn phòng, cho thuê lại văn phòng và chuyển nhượng văn phòng

 

Về nguyên tắc cấm cho thuê lại văn phòng trừ phi được sự đồng ý của bên cho thuê bằng văn bản, hoặc trong hợp đồng cho thuê có một điều khoản quy về vấn đề này. Trường hợp hợp đồng không có quy định, chủ tòa nhà từ chối người thuê cho thuê lại thì người cho thuê không thể thực hiện.


Trường hợp hợp đồng có quy định được phép cho thuê lại, người thuê vẫn phải thông báo cho người chủ tòa nhà biết ý định của mình muốn cho thuê lại bằng cách gửi thư bảo đảm có kèm phiếu nhận người có thời hạn, thời gian rõ ràng để họ phản hồi. Nếu chủ tòa nhà không trả lời hay trả lời không đồng ý thì người thuê vẫn có thể cho thuê lại và việc cho thuê lại đó được coi là hợp thức.

 

Lưu ý, nếu giá cho thuê lại cao hơn giá tiền thuê chính người chủ bất động sản có thể đòi hỏi việc tăng tiền thuê tương ứng. Vì vậy, người đi thuê văn phòng nếu có nhu cầu cho thuê lại, nên thương lượng với chủ tòa nhà tất cả điều khoản hỗ trợ và tăng giá thuê trước khi ký hợp đồng. 

 

3. Chuyển nhượng văn phòng là gì?

 

Đối với chuyển nhượng văn phòng sẽ có 2 trường hợp:

 

+ Nếu bạn là người đi thuê, chuyển nhượng văn phòng nghĩa là nhượng lại việc thuê văn phòng, nhượng quyền khai thác kinh doanh phần diện tích văn phòng đã ký kết cho một bên khác với sự đồng ý của bên cho thuê.

 

+ Nếu bạn là chủ tòa nhà đang khai thác, sử dụng tòa nhà với mục đích làm văn phòng cho doanh nghiệp, khi đó chuyển nhượng văn phòng có nghĩa là nhượng lại quyền sở hữu, sử dụng tòa nhà cho cá nhân, đơn vị khác theo thỏa thuận, hợp đồng. (Tham khảo điều 163 đến 279 bộ luật dân sự năm 2005 để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu)

 

Ngoài ra, khi tham gia chuyển nhượng văn phòng cần lưu ý các điều kiện về tính pháp lý của dự án. Dự án văn phòng công ty cần chuyển nhượng cần đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật về mặt giấy tờ, không có tranh chấp, và còn thời hạn sử dụng ( theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013).

 

Bên cạnh đó, để tham khảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng văn phòng (khi người chuyển nhượng là chủ tòa nhà), hãy tìm đọc thêm về Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.

 

Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

✍ Hướng dẫn quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A - Z

✍ Doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn GTGT theo mức thuế mới sẽ bị xử lý thế nào?

✍ Các vấn đề pháp lý phổ biến nhất mà doanh nghiệp gặp phải

 

Bài viết được biên tập bởi Office Saigon - Công ty tư vấn cho thuê văn phòng, với rất nhiều văn phòng chuyên nghiệp để bạn lựa chọn như: thuê văn phòng giá tốt tại Quận 1văn phòng cho thuê giá rẻ quận 3dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên nghiệp quận 10... Nếu bạn tìm văn phòng để đặt trủ sở kinh doanh, hoặc văn phòng đại diện phù hợp với quy định của pháp luật, Hãy liên hệ Hotline Office Saigon: 0987 110011 để được tư vấn miễn phí.

Share this
Thu Vân

Đừng bao giờ đo lường bản thân bằng kỳ vọng của người khác hoặc để người khác xác định giá trị của bạn.

Theo dõi: Facebook Linkedin