Văn phòng đại diện khác chi nhánh công ty như thế nào?

Cập nhật: 2023-09-13 22:34:58

4.8/5 - 2 Bình chọn - 865 xem

Văn phòng đại diện và chi nhánh công ty đều là những loại hình văn phòng hợp pháp để doanh nghiệp lựa chọn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, tùy vào mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ được khái niệm và phân biệt 2 loại hình này Office Saigon mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Các nội dung chính:

1. Văn phòng đại diện là gì?
2. Chi nhánh công ty là gì?
3. Điểm giống nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
4. Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
5. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

1. Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. - Theo Khoản 2, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. - Theo Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014.

3. Điểm giống nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

- Văn phòng đại diện và chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong cùng tỉnh thành, trong nước cũng như nước ngoài.
- Văn phòng đại diện và chi nhánh đều hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó, được sự ủy quyền của người đứng đầu tổ chức hay chủ doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh.

Văn phòng đại diện và chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp
Văn phòng đại diện và chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp

4. Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

4.1 Về chức năng:

Chi nhánh công ty:
Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền.

Văn phòng đại diện:
Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tức có nghĩa văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích của văn phòng đại diện được hiểu một cách đơn giản là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.

4.2 Về phạm vi

Chi nhánh công ty:
- Được tổ chức và hoạt động trong nước.
- Được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ.

Văn phòng đại diện:
- Được tổ chức và hoạt động theo khu vực, có thể hoạt động ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.
- Không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

4.3 Về hình thức hạch toán

Chi nhánh công ty:
- Có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.

Văn phòng đại diện:
- Chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc.

4.4 Hình thức kế toán và kê khai thuế

Văn phòng đại diện:

Công ty mẹ nộp tờ khai lệ phí môn bài, thuế môn bài và kê khai thuế.

Chi nhánh công ty:
Tùy chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập/phụ thuộc (cùng tỉnh/khác tỉnh).

Hình thức kế toán và kê khai thuế của chi nhánh công ty sẽ căn cứ vào hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Khi đó:

- Chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc

Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài.

Nếu khác tỉnh: Chi nhánh phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

- Chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập

Dù cùng tỉnh hay khác tỉnh đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo cáo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.

Hình thức kế toán và kê khai thuế của văn phòng đại diện sẽ do công ty mẹ thực hiện các thủ tục như: Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.

5. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, sản xuất kinh doanh sang các địa phương khác thì nên thành lập chi nhánh. Vì chi nhánh được đăng ký ngành nghề kinh doanh giống công ty mẹ và được thực hiện đầy đủ chức năng kinh doanh.
Office Saigon gợi ý Mẫu đề nghị đăng ký thành lập chi nhánh công ty nếu doanh nghiệp có nhu cầu thành lập chi nhánh.

Nếu doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thành lập một địa chỉ hợp pháp cho một người đại diện để tiện giao dịch tại các địa phương khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty. Mọi hoạt động như kê khai thuế, phát hành hóa đơn vẫn kê khai và báo cáo ở nơi công ty đăng ký kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập văn phòng đại diện.

Qúy doanh nghiệp có thể tham khảo: Các bước thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và tìm địa chỉ đặt văn phòng đại diện uy tín tại đây.

Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

✍ Hướng dẫn quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A - Z

✍ Doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn GTGT theo mức thuế mới sẽ bị xử lý thế nào?

✍ Quy định về đặt địa chỉ công ty, Trụ sở chính của doanh nghiệp

✍ Các vấn đề pháp lý phổ biến nhất mà doanh nghiệp gặp phải

Bài viết được biên tập bởi Office Saigon - Công ty tư vấn cho thuê văn phòng, với rất nhiều văn phòng chuyên nghiệp để bạn lựa chọn như: thuê văn phòng giá tốt tại Quận 1văn phòng cho thuê giá rẻ quận 3dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên nghiệp quận 10... Nếu bạn tìm văn phòng để đặt trủ sở kinh doanh, hoặc văn phòng đại diện phù hợp với quy định của pháp luật, Hãy liên hệ Hotline Office Saigon: 0987 110011 để được tư vấn miễn phí.

Share this
Thu Vân

Đừng bao giờ đo lường bản thân bằng kỳ vọng của người khác hoặc để người khác xác định giá trị của bạn.

Theo dõi: Facebook Linkedin