Hậu COVID-19 và cách chăm sóc sức khỏe cho người từng nhiễm Covid

4.8 out of 5 with 3 ratings - 1093 xem
Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng hậu Covid kéo dài nhiều tháng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Làm thế nào để hạn chế các triệu chứng và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng? Office Saigon sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

Hậu COVID-19 và cách chăm sóc sức khỏe cho người từng nhiễm Covid

Theo thống kê của Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu hậu Covid-19, BV Lê Văn Thịnh cho biết có khoảng 80% người từng nhiễm bệnh gặp di chứng hậu Covid-19. Các triệu chứng hậu Covid kéo dài nhiều tháng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người nhiễm bệnh. Làm thế nào để hạn chế các triệu chứng và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng? Office Saigon sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

 

1. Hội chứng hậu Covid là gì?

 

Hội chứng hậu Covid là gì?
Hơn 80% người từng nhiễm Covid gặp di chứng hậu Covid.


Hội chứng hậu Covid hay còn gọi là hội chứng Covid kéo dài, Covid mạn tính, biến chứng sau nhiễm Covid-19 (hiện nay chưa có tên chính thức). Hội chứng hậu Covid được định nghĩa là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu các triệu chứng của Covid-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác.
 

- Về thời gian:

• Covid-19 cấp tính: các dấu hiệu và triệu chứng của Covid-19 trong tối đa 4 tuần.
• Covid-19 tiếp diễn: các dấu hiệu và triệu chứng của Covid-19 từ 4 đến 12 tuần.
• Hội chứng sau Covid-19: các dấu hiệu và triệu chứng phát triển kéo dài hơn 12 tuần và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.

 

2. Các triệu chứng của hậu Covid.


Hội chứng hậu Covid có biểu hiện rất đa dạng làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
 

Các triệu chứng phổ biến là:

- Mệt mỏi, cảm giác yếu sức (chiếm 2/3 bệnh nhân)
- Khó thở, hụt hơi khi gắng sức hoặc sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần.
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, cơn ho kéo dài.
- Khó suy nghĩ, giảm trí nhớ, hay mất tập trung (còn được gọi là "sương mù não")
- Đau ngực hay khó chịu vùng ngực.
 

Các triệu chứng ít gặp hơn:

- Đau cơ khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.
- Da có thể thấy hiện tượng phát ban.
- Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực).
- Thay đổi tâm trạng, rối loạn về vị giác và khứu giác, thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
 

Các triệu chứng hậu Covid
Đau đầu, chóng mặt thường xuyên là một trong những triệu chứng của hậu Covid

 

Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục sau đợt Covid-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
 

3. Vì sao bệnh nhân hậu Covid-19 nên kiểm tra sức khỏe?


- Dù đa số bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương về tinh thần nhưng cần phải khẳng định, hội chứng hậu Covid là một hội chứng thực thể, xảy ra do những rối loạn bên trong cơ thể chúng ta, chứ không phải đơn thuần chỉ là vấn đề tâm lý hay do bệnh nhân "tưởng tượng" ra. Hội chứng hậu Covid do nhiều cơ chế gây ra, triệu chứng đa dạng và không giống nhau ở các bệnh nhân.

- Bệnh lý Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lên phổi mà là bệnh lý tác động đa cơ quan: hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, thận, gan... Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được những bệnh nhân Covid nào có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, do đó bệnh nhân hậu Covid cần được kiểm tra sức khỏe và theo dõi kỹ.
 

4. Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 như thế nào?

 

Phục hồi sức khỏe bằng cách vận động nhẹ nhàng
Người bênh nên vận động nhẹ nhàng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.


Sau khi mắc Covid, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc người bệnh cố gắng tự chăm sóc trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó là vô cùng cần thiết và rất quan trọng giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh hậu Covid tốt hơn, nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 như sau:
 

Trước hết, người đã khỏi bệnh cần thực hiện một số thói quen như: duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, thời gian ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng ( đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…).
 

Cần chú ý tập thở bằng cách hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Bên cạnh đó, cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
 

Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như dọn dẹp nhà cửa, trồng và chăm sóc cây, nấu ăn để dần trở lại nhịp sinh hoạt thường ngày.
 

Đặc biệt với người cao tuổi, được người thân trong gia đình trò chuyện, động viên, giúp đỡ sẽ giúp họ giảm sự lo lắng, kích thích sự hoạt động của trí não sau khi khỏi bệnh Covid-19 rất tốt. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, bàn luận về tin tức trong ngày, giao tiếp cùng mọi người… cũng thúc đẩy việc phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần nhanh hơn.
 

Ngoài ra, khi đã phục hồi và âm tính với Covid-19, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc theo tư vấn của bác sỹ trước khi xuất viện về nhà, thực hiện tốt 5K, không chủ quan lơ là, đề phòng bệnh lây cho các thành viên khác trong gia đình và người xung quanh. Bởi vì, tuy khỏi bệnh nhưng cơ thể vẫn có thể còn mang virus. Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày.

 

5. Chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe hậu Covid-19.

 

Bổ sung thực phẩm nhiều đạm vào thực đơn của bệnh nhân hậu Covid
Bổ sung thực phẩm nhiều đạm vào thực đơn của bệnh nhân hậu Covid


Trường hợp kém ăn, mệt mỏi và có cảm giác nhanh no nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn. Cung cấp đủ chất đạm trong ngày, ưu tiên sử dụng đạm nguồn gốc động vật vì có đầy đủ các axit amin cần thiết, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn với bệnh nhân đang có tình trạng thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, ăn uống kém. Một số thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng,... Nên ăn nhiều rau, uống đủ nước, ngoài ra nên uống thêm nước ép trái cây, uống thêm sữa.
 

Trường hợp thay đổi vị giác người bệnh nên ăn thực phẩm ít mùi vị và thực phẩm để trong tủ mát trước vì đây là những loại ít gây kích thích. Sau đó, tiếp tục ăn thực phẩm nóng hoặc có mùi vị mạnh. Do thay đổi vị giác làm bệnh nhân cảm thấy nhạt miệng, khó ăn hơn, có thể tăng thêm đường, gia vị vào thực phẩm để tăng mùi vị, tuy nhiên cần có sự kiểm soát lượng muối ăn vào.
 

Người sau khỏi bệnh COVID-19 nên lưu ý rằng nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập dưỡng sinh chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.


>> Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong dịch cúm Covid 19


Hy vọng thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích cho cuộc sống và có sức khỏe để vượt qua dịch bệnh.
 

Một số bài viết liên quan:
 

>> Uống gì để tăng cường sức đề kháng chống Covid-19?

>> Tổng hợp kiến thức cần biết về thuốc uống điều trị Covid-19

>> Dùng thuốc hạ sốt đúng cách sau tiêm vắc- xin phòng Covid-19

>> Những điều quan trọng cần biết về Vac-xin COVID-19

 

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm văn phòng cho thuê tại quận 2 Tp.HCM, văn phòng cho thuê quận 3 có bãi đậu ô tô, dịch vụ cho thuê văn phòng giá rẻ quận 4... Hãy liên hệ đến Office Saigon để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

NG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.

Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086

Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn

Khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng trọn gói tại Tp.HCM, vui lòng liên hệ https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html

Nguồn: Office Saigon

Share this

Bài viết liên quan

Top
1Messenger - Leader Real  Zalo - Leader Real
0

Tòa nhà đã xem

Đóng!