Đối tác kinh doanh là gì? Bí quyết xây dựng mối quan hệ hợp tác

Cập nhật: 2023-11-28 10:53:57

4.9/5 - 3 Bình chọn - 856 xem

Đối tác kinh doanh là gì? Vì sao các đối tác lại ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp như thế? Và làm cách nào để duy trì sự hợp tác ổn định, lâu dài? Hãy cùng Office Saigon tìm hiểu trong bài viết bên dưới:

 

Bí quyết xây dựng mối quan hệ đối tác trong kinh doanh

 

1. Đối tác kinh doanh là gì?

 

Các đối tác kinh doanh (hay đối tác làm ăn), họ có thể là một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng hợp tác trong việc xây dựng, tham gia và chia sẻ về một loại hình hoạt động nào và hướng tới một mục đích chung đã vạch ra. Mối quan hệ đối tác trong kinh doanh thường được ràng buộc bởi hợp đồng, các điều khoản trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia.

 

Các đối tác kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là:

 

+ Khách hàng.
+ Nhà cung cấp chính thức.
+ Các kênh trung gian như đại lý hay cửa hàng được chuyển nhượng
+ Một nhà cung cấp về dịch vụ bổ sung

 

Ngoài ra, đối tác kinh doanh cũng được chi làm 2 loại chính:

 

+ Đối tác chung: Các đối tác chung sẽ có trách nghiệm liên quan đến các vấn đề trong quá trình hoạt động kinh doanh như: khoản vay, quản lý đầu công việc, quản lý quá trình phát triển dự án…cùng nhiều nghĩa vụ khác.

 

+ Đối tác hạn chế: Đối tác kinh doanh hạn là những nhà đầu tư. Họ sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến pháp lý như đối tác chung. Bên cạnh đó, họ cũng không có quyền tham gia kiểm soát và điều hành hoạt động dự án như đối tác chung.

 

2. Tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác trong kinh doanh

 

Tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác trong kinh doanh vô cùng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp:

 

+ Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Hợp tác doanh nghiệp giúp bạn có thêm kiến thức, chuyên môn, gia tăng nguồn lực. Từ đó, giúp quá trình marketing sản phẩm tốt hơn; tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ.

 

+ Phủ sóng thương hiệu rộng rãi: Khi đối tác kinh doanh có cùng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Sự cộng tác phù hợp không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn mà còn phủ sóng làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thương hiệu công ty rộng rãi.

 

+ Tăng cơ sở khách hàng tiềm năng: Thông qua một vài thỏa thuận với đối tác kinh doanh. Có nhiều cách giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ sở khách hàng tiềm năng. Giải sử, công ty bạn đang cung cấp giải pháp quản lý nhân sự hợp tác với một công ty chuyên về phần mềm marketing. Khi đó, sẽ có thỏa thuận, với bất cứ khách hàng nào mua phần mềm quản lý nhân sự đều biết đến các phần mềm marketing và ngược lại. Điều này, giúp bạn phát triển thêm cơ sở khách hàng nhanh chóng và hiệu quả cao.

 

Bên cạnh đó, hợp tác kinh doanh với một đối tác nào đó là một trong những cách thức hiệu quả và rất phổ biến để phát triển hoạt động kinh doanh. Và trong điều kiện kinh doanh phát triển, các mối quan hệ đối tác kinh doanh có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành quả. Ngoài ra, trong quá trình hợp tác, hai bên còn có thể học hỏi, phát triển kiến thức, kỹ năng của nhau để cùng đạt được mục đích.

 

3. Cách xây dựng nên mối quan hệ hợp tác kinh doanh

 

Tầm quan trọng của đối tác trong kinh doanh là vô cùng lớn. Nếu doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ đối tác tốt, nó sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô phát triển lên một tầm cao mới. Nhưng nếu mối quan hệ hợp tác không tốt, nó có thể khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, để duy trì sự ổn định và hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch xây dựng và tiêu chí lựa chọn đối tác kỹ càng theo các bước.

 


Bước 1: Xác định mục đích hợp tác


Trước khi hợp tác kinh doanh thì doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, kế hoạch, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì, kết quả thu được là gì khi hợp tác với đơn vị khác. Bởi vì bất cứ một mối quan hệ hợp tác nào cũng cần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

 

Người quản lý cần phải xác định rõ mục đích hợp tác của doanh nghiệp mình ngay từ đầu để có thể tìm kiếm các doanh nghiệp có cùng chí hướng, có thể bù đắp cho nhau những điểm yếu và cùng phát triển hướng tới mục tiêu chung tránh xung đột lợi ích từ các bên.

 

Bước 2: Đặt ra tiêu chí đánh giá và lựa chọn đối tác


Căn cứ vào mục tiêu hợp tác, nhà quản lý đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn đối tác phù hợp đảm bảo hai bên cùng có lợi.

 

Các tiêu chí đánh giá đối tác có thể là:

 

Tầm nhìn và chiến lược của đối tác: có phù hợp với mục tiêu và phương hướng mà doanh nghiệp mong muốn hợp tác hay không.


Tổ chức và văn hóa của đối tác: Tìm hiểu xem đối tác có danh tiếng tốt trong ngành hay không, có bị một bên khách hàng hay nhà cung cấp khác có hành động pháp lý chống lại đối tác hay không. Nếu đối tác có danh tiếng không tốt thì khả năng sẽ xảy ra rủi ro trong quá trình hợp tác.


Hoạt động của đối tác: Kinh nghiệm và thành tích của đối tác trong ngành, trình độ người lãnh đạo, cách vận hành làm việc của đối tác, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bạn khi hợp tác.


Tình hình tài chính, nhân sự của doanh nghiệp đối tác: Doanh nghiệp hợp tác cần có tài chính ổn định để tránh rủi ro khi hợp tác ngoài ra cần phải có đội ngũ nhân sự phù hợp với hoạt động hợp tác.


Khả năng đàm phán và thỏa thuận: Sơ lược các con số mong muốn trong kinh doanh hợp tác và đánh giá khả năng đáp ứng của đối tác cũng như khả năng đàm phán để có được thỏa thuận tốt hơn.

 

Tiêu chí lựa chọn đối tác:

 

Nên lựa chọn các đối tác có cùng định hướng, tương đồng về giá trị hướng đến, có thể bù đắp các thiếu hụt về tiềm năng cũng như chuyên môn của nhau.


Nên lựa chọn các đối tác giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.


Khi ký kết hợp tác và làm rõ hơn các điều khoản về vai trò, giới hạn, bồi thường, cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên bằng văn bản.


Lựa chọn đối tác phù hợp sẽ là tiền đề để tạo được một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Việc xây dựng nên mối liên kết đối tác kinh doanh đó không phải chỉ xuất phát từ một phía hay một nhà lãnh đạo mà còn cần thỏa mãn lợi ích của tất cả mọi người. Việc thỏa mãn lợi ích chính là yếu tố quan trọng nhất cho quy trình hợp tác.

 

Bước 3: Tập trung phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác


Kết hợp với đối tác để xây dựng kế hoạch hợp tác, phát triển, làm việc giữa đôi bên một cách thuận lợi nhất. Để có thể thúc đẩy quá trình này diễn ra suôn sẻ, các bên cần chia sẻ thẳng thắn mục tiêu, kỳ vọng và kế hoạch hành động để hai bên có thể thỏa thuận và đưa ra những chiến lược đem lại lợi ích lâu dài. Chia sẻ những khó khăn, lo ngại để có thể cùng nhau giải quyết ngay trong giai đoạn lập kế hoạch hợp tác, chứ không phải khi bắt đầu xảy ra xung đột.

 

Từ đó mà các quan hệ đối tác sẽ cần tự thiết lập về một điều khoản, điều lệ chung hay như cam kết thông qua hợp đồng, văn bản xác thực để minh chứng. Đơn giản hơn thì văn bản đó còn là điều luật để tham chiếu cho hai bên về các thủ tục, kết quả, thành quả nhận được. Số liệu cung cấp đó cũng cần phải chính xác theo như chiến lược hướng tới, hỗ trợ tạo nên một nền móng cho các hoạt động được vững chắc.

 

Tất cả những điều trên sẽ tạo nên các mối quan hệ hợp tác sinh lợi và lành mạnh, giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua những áp lực trên thương trường.

 

Bước 4: Nhận định và xem xét về hiệu quả hợp tác


Dựa vào các báo cáo định kỳ và số liệu cụ thể về tình hình hợp tác giữa hai bên, nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả hợp tác. Doanh nghiệp có thể bàn bạc xem có cần điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch không, thống nhất đưa ra các phương pháp thay đổi sao cho hợp lý nhất để cùng nhau phát triển.

 

Trong mối quan hệ hợp tác không nên sợ sự đối đầu, bởi vì để hướng tới mục tiêu chung thì cần phải có sự tranh luận, thảo luận và thống nhất. Nếu như mối quan hệ hợp tác không mang lại hiệu quả tốt, không hướng tới mục tiêu chung và không phù hợp với lợi ích hai bên thì có thể kết thúc để tránh lãng phí năng lượng và thời gian cho cả hai bên.

 

Ngược lại, nếu kết hợp hiệu quả trên phương diện nào đó về tài năng, chuyên môn, công nghệ hay mục đích, đối tác kinh doanh sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quy mô công. Trong nhiều trường hợp, những thách thức phức tạp cũng sẽ được đơn giản hóa nhờ kết hợp giải quyết cùng đối tác kinh doanh.

 

Bởi vậy, những mối quan hệ hợp tác thành công và lâu bền chính là nền tảng quan trọng để mỗi doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh.

 

Một số bài viết cùng chuyên mục:

>> Đi làm có nên "giấu nghề" ?

>> Môi trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào?

>> Làm sao để quản lý công việc trong ngày đầu tiên trở lại văn phòng?

>> Tiết lộ bí kíp phỏng vấn online thành công từ chuyên gia nhân sự

 

Nếu quý khách có nhu cầu xem văn phòng bằng "công nghệ thực tế ảo VR360", hay tìm dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Quận Bình Thạnh, văn phòng Phú Nhuận nằm gần trung tâm, hoặc văn phòng giá rẻ tại quận Tân Bình,.... xin vui lòng liên hệ với hotline 0987 11 00 11 để được tư vấn miễn phí.

 

NG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.

Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086

Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn

Tham khảo VR360 tại: https://www.officesaigon.vn/office-vr360.html

Share this
Tú Vi

"When you like your work every day is a holiday." -

Theo dõi: Facebook Linkedin