Đi làm có nên giấu nghề?

Cập nhật: 2023-11-28 10:53:57

4.9/5 - 3 Bình chọn - 1277 xem

Tư duy "giấu nghề" trong môi trường công sở không phải điều hiếm thấy, điều này là tốt hay xấu và có tác động như thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp? Office Saigon mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết.

1. Vì sao nhiều người "giấu nghề" ?

Có nên giấu nghề hay không?
Có phải ai cũng giấu nghề?

“Giấu nghề” là từ ngữ nôm na nói về tình trạng người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nhưng có xu hướng che giấu đi và phớt lờ hoặc chưa thật lòng chia sẻ với đồng nghiệp.

Người có tư duy giấu nghề cho rằng kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm là giá trị không thể thay thế của họ được rèn luyện và tích lũy trong quá trình làm việc lâu dài nên nếu để cho người khác biết được sẽ bị cạnh tranh. Động lực giấu nghề của cá nhân bị kiểm soát bởi nỗi sợ “mất chén cơm” và mất vị thế công việc mà họ đang nắm giữ. Có thể thấy, những người mang tư duy giấu nghề luôn lo lắng bị vượt mặt.

Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khách quan có thể thấy, ai cũng ưu tiên nhiệm vụ của mình đặt lên hàng đầu nhất là trong môi trường công sở, mỗi cá nhân đều có mục tiêu riêng nên việc chia sẻ kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp bị nhiều người ngó lơ. Bên cạnh đó, một số người cho rằng việc chia sẻ quá nhiều làm cho đồng nghiệp dựa dẫm quá mức vào họ mà không tự chủ động học hỏi. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu gắn kết trong nội bộ nhân sự, tạo nên tính ích kỷ, hơn thua, giữa cấp trên và cấp dưới ít tương tác dẫn đến hiệu quả trong công việc thấp.

2. Có nên "giấu nghề" hay không?

Chia sẻ kiến thức và kỹ năng trong công việc giữa các nhân viên nhằm mang đến thành công cho tập thể.
Chia sẻ kiến thức và kỹ năng trong công việc giữa các nhân viên nhằm mang đến thành công cho tập thể.

Trong môi trường làm việc chủ động sáng tạo có thể thấy nếu bạn mang tư duy giấu nghề chính là giấu dốt. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những kiến thức, kinh nghiệm bạn tích lũy trong 1 2 năm trước đã có thể trở nên lạc hậu so với hiện tại. Do đó, việc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi kỹ năng mới giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp là điều cần thiết để hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị hoặc tổ chức.

Việc chia sẻ và học hỏi lẫn nhau mang đến rất nhiều lợi ích:

- Đối với cá nhân: phát triển bản thân về kiến thức và kỹ năng, gợi mở những tư duy và phát kiến mới, những khó khăn trong công việc được tháo gỡ dễ dàng hơn.

- Đối với tập thể: tạo dựng một tập thể gắn kết, có sự thấu hiểu giữa các đồng nghiệp mang đến môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng và cải tiến phương pháp làm việc để đạt được năng suất và hiệu quả tốt hơn.

3. Làm thế nào để nhân viên có động lực chia sẻ

Thay đổi tư duy " giấu nghề " để mở rộng kiến thức và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội

Việc chia sẻ học hỏi lẫn nhau mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng để xóa bỏ tư duy “giấu nghề” vẫn còn nhiều khó khăn. Để làm tốt việc này, công ty, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng môi trường và văn hóa làm việc, mỗi nhân sự phải hiểu biết và tích cực tham gia.

Để thúc đẩy việc chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, lãnh đạo doanh nghiệp có thể làm một số việc như sau:

  • Thiết kế các không gian làm việc mở, chọn thuê văn phòng làm việc có các phòng thông với nhau, dễ dàng kết nối giao tiếp.
     
  • Đề cao tính dân chủ, tôn trọng nhân viên trong việc đóng góp, bàn luận, đưa ra ý kiến.
     
  • Xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc, tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp ( Môi trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào? )
     
  • Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, làm việc nhóm để phát triển kỹ năng nghề nghiệp của các thành viên.
     
  • Đề xuất việc tổ chức các buổi họp nhóm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân sự cùng cấp hoặc cấp dưới,…
     
  • Hãy đảm bảo sự công bằng khi đánh giá những đóng góp của mỗi cá nhân đến hiệu quả công việc.
     
  • Thúc đẩy sự cảm nhận và thích thú của nhân viên khi được nói với người khác những gì mình biết.
     
  • Gia tăng sự ghi nhận, khen thưởng đối với cá nhân đạt được những thành tích cao.
     
  • Giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc chia sẻ kiến thức cho mục tiêu chung của đơn vị hay tổ chức, thì họ sẽ muốn chia sẻ những gì họ biết hơn. 

Về phía nhân viên, mỗi cá nhân khi làm việc trong công sở có thể làm một số việc để có động lực chia sẻ như sau:

  • Nhân sự chủ động trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đúc rút kinh nghiệm. Nếu có khó khăn, không ngần ngại học hỏi đồng nghiệp.
     
  • Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đối với công việc chung của tập thể, không vì lợi ích của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến người khác.
     
  • Bỏ tư duy dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác quá nhiều, trước khi nhờ sự trợ giúp phải tự tìm tòi học hỏi.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm văn phòng tại thị trường quận 1, thông tin bất động sản văn phòng tại quận 5, bất động sản cho thuê văn phòng tại quận Tân Bình...Hãy liên hệ đến Office Saigon qua Hotline: 0987 110011 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Một số bài viết cùng chuyên mục:

>> 6 giải pháp giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên giỏi sau dịch

NG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng trọn gói tại Tp.HCM, vui lòng liên hệ https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html

Share this
Tú Vi

"When you like your work every day is a holiday." -

Theo dõi: Facebook Linkedin