Đất phân lô chưa có đường đi chung có xin giấy phép xây dựng được không?

Cập nhật: 2023-01-15 10:22:23

5/5 - 1 Bình chọn - 3564 xem
Đất phân lô chưa có đường đi chung có xin giấy phép xây dựng được không?

"Xin chào Café luật.

Năm 2009 tôi có một miếng đất ở Củ Chi Tp.HCM diện tích 4 x 19.7, trong đó có thổ cư 30m2. Năm 2011 tôi có làm đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND Huyện Củ Chi và được UBND Huyện Củ Chi trả lời: Đất phân lô chưa có đường đi chung, chưa có cơ sở hạ tầng.

Xin hỏi bây giờ tôi có thể tiếp tục xin giấy phép xây dựng nhà ở trên lô đất này không và thủ tục xin phép như thế nào. Nếu tiếp tục xin giấy phép xây dựng nhà ở trên lô đất này và được UBND Huyện Củ Chi tiếp tục trả lời là : đất phân lô chưa có đường đi chung , chưa có cơ sở hạ tầng thì tôi cần phải làm gì để có thể xây được nhà trên lô đất này. Rất mong sự hướng dẫn và phản hồi của Café luật.

Xin chân thành cảm ơn. 
Trân trọng"

Kính gửi Quý bạn đọc

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch và xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Các công trình xây dựng khi tiến hành khởi công phải có Giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Chương V Luật Xây dựng thì hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng gồm:

- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn);

- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.

- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).

- Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì hồ sơ cần phải có Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng. (Trong trường hợp này chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch).

- Nộp lệ phí cấp Giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào quy mô và đặc thù của công trình, ông (bà) có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng tại những cơ quan sau:

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới quản lý hành chính của quận, huyện mình, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp Giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính mình quản lý.

Khi tiếp nhận hồ sơ xin phép xây dựng, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa đầy đủ thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp hồ sơ có đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng sẽ trao giấy biên nhận trong đó hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và một bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

***

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn, liên hệ với Tổng đài Luật Thiên Thanh 1900 56 56 08 để được giải đáp thắc mắc chi tiết.

 

Trân trọng.


Chuyên mục Café Luật

https://www.officesaigon.vn/

Share this
Thu Vân

Đừng bao giờ đo lường bản thân bằng kỳ vọng của người khác hoặc để người khác xác định giá trị của bạn.

Theo dõi: Facebook Linkedin