Dân công sở có thể tự chữa bệnh với những loại rau này

4.8 out of 5 with 20 ratings - 921 xem
Có những loại rau bạn vẫn ăn hằng ngày nhưng không biết đến công dụng điều trị bệnh hiệu quả của nó. Trong bài viết này, Office Saigon sẽ cùng các bạn khám phá 7 loại rau với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đáng kinh ngạc.

Dân công sở có thể tự chữa bệnh với những loại rau này

DÂN CÔNG SỞ CÓ THỂ TỰ CHỮA BỆNH VỚI NHỮNG LOẠI RAU NÀY

 

Rau Càng Cua

Rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...

Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

 

Công dụng chữa bệnh của rau càng cua

 

Rau Răm

Trong rau răm có chứa loại tinh dầu màu vàng nhạt và các tinh chất như deanal 28%, decanol 11%, dodecanol 44%, và sesquiterpene 15%. Trong Đông y, rau răm có tính sát trùng, tiêu hóa và tiêu thực cao nhờ nó có vị ấm, cay nồng. Ngoài ra rau răm còn giúp mạnh gân cốt, sáng mắt và ích trí.

Không chỉ vậy nó còn được dùng nhiều trong việc chữa đầy hơi, đau bụng, khát nước, nôn mửa. Loại rau này thường được dùng trong những món ăn như cháo trai, hến, trứng vịt lộn, thịt gà, bò giúp ấm tì vị.

Rau răm mang lại nhiều tác dụng về sức khỏe tuy nhiên loại rau này cũng mang đến một vài tác dụng phụ đối với những trường hợp như: những người đang ốm, máu nóng; phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc phụ nữ đang đến ngày.

 

Công dụng chữa bệnh của rau răm

 

Rau Kinh Giới

Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô, là một trong những loại rau thơm khá phổ biến hiện nay. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn lá kinh giới.

Trong đông y, cây kinh giới mùi rất thơm, tính ấm và vị cay có tác dụng rất tốt trong an thần, chống dị ứng và hạ nhiệt… Ngoài ra, kinh giới còn thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, tiêu viêm, hạ sốt, giãn phế quản, điều trị lở loét, cầm máu, điều trị ho và mất tiếng,…

 

Công dụng chữa bệnh của rau kinh giới

 

Rau Cải Cúc (Tần Ô)

Cải cúc (còn được gọi là tần ô), phát triển vào mùa lạnh. Trong cải cúc có chứa protid, glucid, lipid và nhiều loại vitamin A, B, C… Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị, giúp ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Cải cúc có thể phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên cải cúc rất lành tính. Nếu không đúng mùa cải cúc, bạn có thể dùng cải cúc phơi khô cũng có tác dụng rất tốt.

Theo một số chuyên gia, cải cúc có thể chữa được một số bệnh hiệu quả như: cảm cúm, ho khan dai dẳng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau mắt, hạ huyết áp, thiếu sữa sau sinh, tiêu chảy, chóng mặt, an thần.

 

Công dụng chữa bệnh của cải cúc

 

Rau Má

Rau má còn gọi là tinh huyết thảo, là loại cỏ mọc bò, cuống lá dài từ 2-4cm nối dài từ thân. Rau má là một loại thảo dược lâu năm có lá xanh hình quạt, thường được thu hoạch và dùng cho các mục đích y học. Loại thảo mộc này có nguồn gốc và lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Hàng nghìn năm nay, các thầy thuốc đã dùng rau má để chữa nhiều loại bệnh như bệnh chàm, phế quản, vẩy nến, nhiễm trùng đường hô hấp, loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và giang mai. Trong y học Trung Hoa, rau má còn được gọi là thảo dược “suối nguồn của cuộc sống” vì người ta cho rằng nó giúp kéo dài tuổi thọ.

 

Công dụng chữa bệnh của rau má

 

Rau Tía Tô

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi. Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu thì trong thành phần hóa học của cây tía tô thì có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu với thành phần lớn là các axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha-linoleic.

Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết.

 

Công dụng chữa bệnh của lá tía tô

 

Rau Diếp Cá

Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli...

Theo Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm. Chữa sốt nóng trẻ em, trị mụn nhọt sưng đỏ, vú sưng đau do tắc sữa, chữa táo bón...

 

Công dụng chữa bệnh của diếp cá

 

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.

Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086

Email: - Website: www.officesaigon.vn

Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/ky-gui.html

Nguồn: Office Saigon

Share this

Bài viết liên quan

Top
1Messenger - Leader Real  Zalo - Leader Real
0

Tòa nhà đã xem

Đóng!