Cách chọn mặt bằng kinh doanh lý tưởng

Cập nhật: 2023-12-12 10:55:21

4.7/5 - 3 Bình chọn - 3667 xem

Để kinh doanh thành công, ngoài những kiến thức vững chắc thu nhận được từ trường lớp, sách vở, bạn còn phải có những kiến thức xã hội khác, cũng như là các tố chất cần thiết như sự kiên nhẫn, chăm chỉ, kinh nghiệm và cả kiến thức về tâm lý. Mặt bằng kinh doanh rất khác với văn phòng cho thuê để làm việc. Vì vậy để chọn được một mặt bằng tốt đòi hỏi phải trải nghiệm rất nghiệm và có kiến thức rất sâu.

Một số lời khuyên cho bạn đối với việc chọn vị trí mặt bằng kinh doanh

1/ Cần chọn địa điểm mặt bằng có mật độ dân cư đông
2/ Chọn mặt bằng phù hợp lĩnh vực kinh doanh

Trong các vấn đề cần phải giải quyết khi bắt tay vào kinh doanh, nhất là đối với việc bán hàng, yếu tố chọn được mặt bằng kinh doanh tốt là rất quan trọng, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn đối với việc chọn vị trí mặt bằng kinh doanh

1/ Cần chọn địa điểm mặt bằng có mật độ dân cư đông

Lưu ý rằng có hai khái niệm mật độ dân cư đông, đó là “mật độ dân cư sinh sống tại đó đông” và “mật độ dân cư di chuyển qua đó đông”. Ưu tiên cao nhất của bạn là chọn nơi có “mật độ dân cư sinh sống tại đó đông”, tiếp theo mới đến “mật độ dân cư di chuyển qua đó đông”.

Với khái niệm “mật độ dân cư di chuyển qua đó đông”, bạn cần biết thêm thông tin về tần suất khách hàng di chuyển qua đó. Ví dụ như nếu là khu vực chợ chính thức thì khách hàng sẽ tụ tập mua bán bất cứ lúc nào, tuy nhiên, tại một số địa điểm hay chợ cóc nơi có trụ sở của các công ty thì nhân viên thường tụ tập vào đầu buổi sáng và buổi trưa. Việc tính đến tần suất khách hàng di chuyển qua đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng.

Những địa điểm có mật độ khách hàng di chuyển qua đó đông còn phải tính đến cả “tốc độ” di chuyển. Ví dụ, một mặt bằng bán đồ thực phẩm nằm ở đường xa lộ sẽ không thuận lợi bằng một mặt bằng nằm ở đường nội thành. Hay một mặt bằng nằm ở đường nhỏ, thậm chí nằm ở ngõ lớn mà ngõ này thông với các đường khác thì còn đông khách hơn so với mặt bằng ở đường lớn. Tương tự như vậy, một mặt bằng nằm ở đường xe chạy chậm sẽ có khả năng bán được nhiều hàng hơn so với nằm ở đường xe chạy nhanh, mặt bằng đường hai chiều sẽ thuận lợi hơn một chiều. Cần lưu ý tránh sử dụng mặt bằng nằm ở ngã tư chật hẹp vì rất bất lợi cho việc ra vào của xe, hay tránh những mặt bằng nằm ngay cuối xuống dốc, hay những nơi dễ bị ngập nước. Nhìn chung khi đi lựa chọn mặt bằng bạn phải đi vào ba thời điểm trong ngày để quyết định có chọn mặt bằng đó hay không là buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.

Chọn mặt bằng kinh doanh cần phải biết.
Chọn mặt bằng kinh doanh cần phải biết điều gì - ảnh internet.​​​​​​

2/ Chọn mặt bằng phù hợp lĩnh vực kinh doanh

Sau khi chọn được địa điểm có mật độ dân cư đông, bạn phải xem xét nhu cầu của dân cư ở đó để đảm bảo rằng dân cư nơi bạn đặt mặt bằng phải có khả năng mua sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn cần cân nhắc xem đó là khu vực mà thu nhập của người dân thuộc loại cao, trung bình hay thấp để lựa chọn các mặt hàng hay dịch vụ cho phù hợp. Đồng thời cũng cần xem xét những loại mặt hàng nào đã có sẵn ở khu vực đó, để sao cho các mặt hàng của bạn có thể bổ trợ cho các mặt hàng đang có sẵn.

Diện tích mặt bằng là bao nhiêu mét vuông, cần phải có diện tích mặt bằng tối thiểu đủ để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh. Đồng thời tính đến giá cả mặt bằng, bao gồm cả các trang thiết bị, điện, nước, internet, truyền hình cáp, cống thoát nước của mặt bằng có tốt không? Cần tính đến chi phí bỏ ra nếu những hạ tầng này chưa có sẵn.

Một điểm cần lưu ý kỹ là chi phí sửa chữa mặt bằng để có thể phục vụ cho việc kinh doanh. Ví dụ như tiền thuê mặt bằng ký kết trong hợp đồng là 10 triệu đồng/tháng nhưng tiền sửa mặt bằng là 120 triệu đồng, như vậy thực tế tiền thuê mặt bằng trong năm đầu là 20 triệu đồng/tháng. Bạn cần cân nhắc xem liệu với số tiền bỏ ra đó bạn kinh doanh có lời không? Trường hợp không may sau khi bạn bỏ tiền ra sửa sang lại mặt bằng mà chủ mặt bằng lấy lại mặt bằng thì cần xử lý như thế nào. Cần thương lượng về số tiền đặt cọc và thời gian đặt cọc cho việc thuê mặt bằng, yêu cầu chủ mặt bằng ký cam kết về giới hạn tăng giá của mặt bằng.

Một yếu tố quan trọng nữa đó là sinh hoạt có chung với chủ mặt bằng không? Điều này đôi khi không tốt vì có thể xảy ra những yếu tố không thuận lợi cho công việc kinh doanh của bạn. Trong trường hợp bất khả kháng hãy thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thuê mặt bằng để tránh phiền toái về sau (ví dụ như đóng mở cửa lúc mấy giờ, chủ mặt bằng không được để xe ở lối ra vào cửa hàng …).

Tổng hợp từ Internet.

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng trọn gói tại Tp.HCM, vui lòng liên hệ https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html

Share this
Henry Nguyễn Office Saigon

"Làm việc mà chỉ nghĩ đến tiền, tâm bạn sẽ bất an. Làm việc mà nghĩ tới việc trao đi giá trị bạn sẽ có niềm vui trong công việc và có được rất nhiều tiền."

Theo dõi: Facebook Linkedin Twitter